Làng Việt Hải Cát Bà là một ngôi làng nằm trong rừng quốc gia Cát Bà, với diện tích khoảng 141ha và là nơi sinh sống của 70 hộ dân.
Được bao bọc bởi núi rừng và biển cả, Việt Hải Cát Bà nằm gần như tách biệt với phần còn của khu du lịch nhộn nhịp và sầm uất trên đảo Cát Bà.
Nhờ những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và người dân thân thiện hiếu khách, Làng Việt Hải đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Cổng chào làng Việt Hải
Đến làng Việt Hải Cát Bà bằng cách nào?
Để đi đến làng Việt Hải bạn có 2 cung đường tuyệt vời để lựa chọn:
- Đi tàu từ bến Bèo qua Vịnh Lan Hạ.
- Đi bộ xuyên rừng quốc gia Cát Bà.

Bến tàu Việt Hải
Để đi làng chài Việt Hải Cát Bà bằng đường biển, Bạn đến bến Bèo mua vé vào vịnh với giá 120k và tàu với giá 50k, hoặc bạn có thể thuê tender (200k/ 1 lượt), Cano chở 6 người (800k – 1tr/ 1 lượt).
Bạn cũng có thể đặt 1 tour đi trong ngày mà vừa tham quan Vịnh Lan Hạ vừa có thể khám phá làng Việt Hải với nhiều hoạt động như: chèo kayak, tắm bơi giữa vịnh và bãi tắm, chơi cầu trượt trên tàu, nhảy vịnh, đạp xe, massage cá…
Xem thêm về tour Vịnh Lan Hạ – Việt Hải => tại đây
Đi Việt Hải bằng đường bộ, bạn di chuyển đến cổng vườn quốc gia Cát Bà, sau đó mua vé với 160.000đ/ 1 người và bắt đầu trekking xuyên rừng khoảng 12km.
Đi xuyên rừng quốc gia là một trải nghiệm trekking đường dài nên bạn phải có đủ kinh nghiệm và sức khoẻ thì mới nên trải nghiệm, không thì sẽ rất nguy hiểm.
Bạn nên chọn đi theo tour hoặc thuê riêng cho mình hướng dẫn viên đi cùng thì sẽ tốt hơn.
Xem thêm về tour trekking VQG Cát Bà – làng Việt Hải => tại đây

Đường vào làng Việt Hải
2 tuyến đường đến làng chài Việt Hải Cát Bà trên đều rất đẹp và mỗi tuyến là một trải nghiệm hoàn toàn khác nhau, bạn nên thử cả 2 cách đi trên để có những trải nghiệm thú vị nhất. Tuyến đường biển bằng cách đi theo tour vịnh Lan Hạ đơn giản, dễ dàng và cần ít thể lực hơn. Tuyến đường bộ trekking dành cho các bạn có sức khỏe tốt, yêu thích các hoạt động thể thao và khám phá thiên nhiên.
Những trải nghiệm ở làng Việt Hải Cát Bà
Người dân làng Việt Hải rất thân thiện và hiếu khách. Đây cũng là ngôi làng vô cùng bình yên, tất cả các nhà trong làng đều mở cửa suốt ngày đêm không cần khóa.
Đến với làng Việt Hải và hòa mình cuộc sống bình dị hàng ngày của người dân, du khách chắc chắn sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Trước đây, làng Việt Hải gần như tách biệt với thế giới bên ngoài với một bên là rừng núi hoang dã và một bên là biển. Ngoài những người dân đã sinh sống tại đây hầu như không có ai đặt chân đến.

Ngay nay, làng Việt Hải trở thành điểm tham quan sinh thái cộng đồng nổi tiếng và thu hút lượng lớn khách du lịch tại đảo Cát Bà.
Trước khi du lịch chưa phát triển thì người dân nơi đây chủ yếu làm nghề chài lưới và nông nghiệp, khi du lịch phát triển nhiều hộ chuyển sang làm homestay, hoặc làm hướng dẫn viên, kinh doanh xe điện đưa đón khách du lịch và cho thuê xe đạp. Nhờ thế cuộc sống của người dân nơi đây cũng có nhiều thay đổi, thu nhập ổn định hơn trước rất nhiều.
Tuy du lịch phát triển, nhưng người dân địa phương ở làng Việt Hải vẫn giữ được cuộc sống riêng, mang những đặc điểm “truyền thống” như xưa.
Cùng với sự thân thiện của con người, Việt Hải cũng là một nơi có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ.

Đến với Làng Việt Hải bạn đừng bỏ lỡ hai trải nghiệm độc đáo nhất là:
- Đạp xe quanh làng và ngắm rừng si cổ hàng trăm tuổi.
- Thư giãn với massage cá.
Khách du lịch đến làng Việt Hải Cát Bà sẽ có cơ hội đạp xe chiêm ngưỡng khung cảnh bình yên của làng và chiêm ngưỡng rừng si cổ rủ bóng mát.

Ngoài ra, massage cá Việt Hải cũng là trải nghiệm rất nổi tiếng tại khu du lịch Cát Bà mà chỉ có tại nơi đây.

Lưu trú
Hầu hết khách du lịch đến làng Việt Hải tham quan trong ngày. Nếu bạn muốn trải nghiệm sống chậm tại một nơi yên bình, tạm xa cách vài ngày với cuộc sống ồn ào, vội vã bên ngoài thì có thể nghỉ qua đêm tại các homestay ở Việt Hải. Đến đây, du khách còn được thưởng thức các món ăn dân dã tự nuôi, tự trồng của người dân địa phương ở đây như gà, vịt hay rau. quả..
Đến với làng Việt Hải, bạn đã góp phần phát triển sinh kế cho người dân địa phương vốn sống dựa vào khai thác rừng, biển, nay sẽ chuyển sang các ngành nghề dịch vụ phục vụ khách du lịch để xây dựng quê hương và bảo tồn thiên nhiên.